13. Mật Tông của Thiên Đình (gửi bởi hoatam)

Nền đạo giáo của Tây Tạng đã suy thoái từ trước thế chiến thứ II, giờ đây chỉ còn lại hư danh nhờ hoạt động phóng đại của bộ máy tuyên truyền cho rằng Mật tông Tây Tạng cao hơn Mật tông Nhật Bản, hay Mật tông Trung Hoa, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Cao Miên v.v…, rằng chỉ có sự truyền thừa của Lạt Ma Tây Tạng mới là chánh tông, các Lạt Ma Tây Tạng đều là phật sống, hay là hóa thân của Phật này, Bồ tát nọ...

Nhưng, những quảng cáo khoa trương, kiểu “lập lờ đánh lận con đen” đó không gạt được người Mỹ có tinh thần khoa học, bởi họ xưa nay vẫn không hề thật sự coi trọng Mật Tông Tây Tạng.

Các sư tu Mật tông chỉ là xưng danh như vậy nhưng trong thực tế họ không thể phổ truyền tâm ấn vì không được Thiên Đình cho phép. Những buổi lễ gọi là “điểm đạo truyền tâm ấn” của các Lạt Ma, thực chất chỉ là buổi lễ quy y theo Hiển giáo, người nhận lễ chỉ nhận được những vật hữu hình như sợi chỉ, tấm khăn, hay được rưới nước trên đảnh... chứ không nhận được thần lực gia trì mầu nhiệm của chư Phật khi được truyền tâm ấn. Đó là vì bản thân các sư chỉ tu theo kinh sách hữu tự, không có tâm ấn nên không được học đạo với chư Phật, chư Bồ tát siêu hình.

Các kinh sách hữu tự (Thủ Lăng Nghiêm, Đại Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa v.v...) và ngay cả những kinh sách Mật tông (Kim Cang Đảnh, Đại Nhật v.v...) tuy được gọi là kinh nhưng trong đó không phải là chân lý mà chỉ là những lý thuyết mơ hồ, xa thực tế. Ai có nghiên cứu đọc và so chiếu ít nhất là 100 quyển kinh mới thấy được những mạo nhận, những ngã mạn tự xưng kiểu sư nói sư phải của những người viết kinh thời đó. Họ đều là những phàm phu không hề có thực chứng về siêu hình cũng như bản thân họ không có chút liên hệ gì với Thiên Đình nên mới thi nhau hý luận, thêu dệt ra một đạo Phật theo tưởng tượng của họ. Cuốn kinh Phật nào cũng đều được họ ca tụng là Vương Kinh (vua các kinh), hay là đệ nhất kinh, cho nên nếu ai chỉ đọc có duy nhất một quyển kinh Phật thì sẽ tưởng lầm đó là chân lý và bám chấp vào đó.

Vì sao gọi là Mật Tông Thiên Đình:
Thầy Già (cư sĩ Triệu Phước) đã tập trung Mật tông của thế giới qua ngã Nam Tông (Thái Lan, Lào, Cao Miên, Miến Điện) và Bắc Tông (qua kinh sách từ nơi hòa thượng Thích Viên Đức, bản thân Hoà thượng cũng chỉ được phép bí truyền). Thầy Già được sắc lệnh của Thiên Đình từ Đức Đại Nhật Như Lai để truyền bá Mật Tông Thiên Đình cho đại chúng, chứ không phải do sự truyền thừa từ những hệ phái mật tông: Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản v.v. tại thế gian.

Và chính vì Mật tông do Thầy Già truyền bá xuất phát từ Thượng Đế nên bao gồm Mật tông của tất cả các tôn giáo. Bằng chứng là Mật Tông Thiên Đình đã điểm đạo cho rất nhiều người thuộc Thiên Chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Ấn giáo, Do thái giáo và các đạo khác và họ đều nhận được ấn chứng mầu nhiệm trong buổi lễ. Những ấn chứng nhiệm mầu xảy ra trong buổi lễ điểm đạo truyền tâm ấn của Mật Tông Thiên Đình là những chứng minh cho thấy có một sự phối hợp rõ ràng của đạo sư dưới đất và chư Phật mười phương trên Trời.

Sau khi có tâm ấn của Mật Tông Thiên Đình, mọi người không bị bắt buộc phải trì thần chú mà có thể tu tập theo nghi thức của tôn giáo mình, người Thiên Chúa Giáo đọc kinh Lạy Cha, người theo Phật giáo niệm Phật v.v... vẫn được linh ứng. Chỉ cần tu trì một thời gian ngắn, hành giả đều có năng lực nhiệm mầu từ chư Phật để điểm đạo cho người khác, việc này đã và đang được các đệ tử thực hành rất dễ dàng qua Internet hay qua điện thoại.

Qua 30 năm đã có trên 10,000 người được điểm đạo vào Mật tông mà đại đa số là do đệ tử của Thầy Già, do đó người ta chỉ biết tiếng của Thầy Già chứ không hề gặp mặt.

Ý nghĩa của điểm đạo truyền tâm ấn của Mật Tông Thiên Đình:
Khi hành giả được điểm đạo và có ấn chứng siêu hình là đã được quy y với Trời Phật, có nghĩa là được ghi danh nhập đạo và được học Đạo với chư Phật và thánh thần của Thiên đình qua những Kinh Vô Tự, là những thần khải về nguyên lý siêu hình.

Có thể ví Thiên Đình là Bộ Giáo Dục, chư Phật mười phương là các Giáo sư trực thuộc Bộ giáo dục. Hành giả được điểm đạo sẽ có một vị Phật của Thiên Đình chịu trách nhiệm chăm lo cho mình về đời và đạo. Vị Phật đó sẽ tùy theo duyên căn của hành giả mà gởi các Thánh, Thần đi theo để độ hộ và dạy dỗ đến khi đạt thành Phật quả (tốt nghiệp ra trường, hay đắc đạo), giống như học trò trong trường có một vị thầy chủ nhiệm và nhiều giáo sư khác dạy đủ các môn.

Điểm đạo chỉ là buổi lễ nhập môn vào lớp học, từ đó đệ tử phải nỗ lực học đạo thì mới đắc quả chứ không thể ỷ lại có Phật độ cho mình thì không cần học. Ai cũng phải đi học mới có thể tốt nghiệp ra trường.

Đọc thêm

Kinh sách được đăng trên trang này là do vutruhuyenbi.com giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
Mọi bản sao, trích dẫn hay dịch thuật kính xin quí vị giữ nguyên bản, đề rõ nơi xuất xứ khi phổ biến vô vụ lợi

Bản quyền Copyright © 2008 www.vutruhuyenbi.com. Mọi vấn đề khác, xin liên hệ: matgiao@yahoo.com

DMCA.com Protection Status