14. Ngũ chi của các tôn giáo (gửi bởi Hữu-Huyễn)

Lá Thiên thơ của Mật tông là tượng trưng cho Thượng Đế (Đại Nhật Như Lai), chư Phật và Năm đạo binh Trời gồm chư Thiên, chư Thánh, chư Thần hầu cận, và ngũ chi của các tôn giáo trong vũ trụ: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo.

Tu theo Nhân đạo (tam cương ngũ thường của Đức Khổng Tử) thì trở thành người hiền, làm người công dân tốt, nhưng không có quả vị vì không có công lao hay công đức gì lớn.

Theo Thần đạo thì là những người phục vụ cho đất nước (trong lãnh vực võ nghiệp và chính trị), là những vị quan gương mẫu sống làm quan, chết làm thần. Những danh tướng của Việt nam hiển thần rất linh hiển vì được thiên đình sắc phong nên được người dân lập miếu thờ từ Bắc vào Nam. Riêng những vị minh vương thì đạt đến thánh vị (Phục Hy, Thần nông, Hoàng đế, Chu Văn Vương...). Giáo chủ Mahomet và binh tướng mặc dù thờ Thượng Đế (tự xưng Thánh đạo) nhưng lại dựng sự nghiệp và lập đạo trên lưng ngựa (bằng chiến tranh) nên Hồi giáo được xếp vào Thần đạo.
Trong Phong thần và huyền bí học nói rõ: 3 vị giáo chủ sau khi đi họp ở Thiên đình về cho đệ tử biết cơ trời ấn định Nhà Châu sẽ phạt Trụ, các đệ tử của hai phe đều phải phục vụ Thiên cơ, Khương Tử Nha cũng phải vâng lịnh hạ sơn để phò Châu diệt Trụ, và lập bảng phong thần cho các đệ tử tu tiên, vì rốt cuộc họ chỉ đắc được thần vị. Qua đó thì biết những cuộc chiến tranh dưới thế gian đều do Thiên đình ấn định nhưng lý do tại sao thì không ai hiểu được.

Tu theo Thánh đạo thì phục vụ như quan văn, làm việc thiện, không chém giết. Giesu ban đầu là dạy Thánh đạo nhưng những đệ tử của ông sau này lại hiếu chiến thích đấu tranh vì danh lợi, nên chỉ đạt được thần vị. Trong thực tế có những Giáo hoàng bị Đức Quốc Xã mua chuộc để làm ngơ cho những vụ tàn sát mấy triệu người Do thái, lấy tài sản của họ, có những giáo hoàng kết cấu với Mafia Ý và những thế lực chính trị khác, và có những tu sĩ Thiên Chúa giáo đã theo chân quân đội Pháp vào xâm chiếm Việt Nam (Đạo Thiên Chúa và Thực dân của giáo sư Cao Huy Thuần) hoặc các nước khác. Ngoài ra lịch sử Thiên Chúa giáo đầy dẫy những chém giết giữa khối Công giáo và Tin Lành, và những tranh giành quyền lực trong nội bộ, chưa nói đến những giao tranh đẫm máu của Thiên chúa giáo và Hồi giáo Trung Đông từ xưa đến nay.

Theo Tiên đạo là đạo của Lão tử, người tu chân chánh sẽ có quả vị đồng với Bồ tát hay hơn Thánh một chút.

"Bây giờ ông Nguyên Thỉ lãnh nhiệm vụ giáo đạo cho loài người để tu lên Tiên, nên người ta gọi ông là giáo chủ của phe “Xiển giáo”, tức là phe chánh đạo. Đức Thông Thiên Giáo Chủ là thầy của phe “Triệt Giáo” hay phe tà đạo, sở dĩ bị gọi như thế là vì bên khối Triệt gồm các loài vật, cây, đá… tu để thành Tiên, nhưng vì bẩm tánh nhiều nặng trược nên thành Thần thì nhiều mà thành Tiên thì rất ít. (Phong Thần và Huyền bí học)"

Người tu theo Phật đạo phần lớn không phạm giới sát. Tuy nhiên xưa nay người tu theo Phật thì nhiều mà đắc được Phật quả thì không có mấy ai vì tiêu chuẩn tu thành Phật đòi hỏi đức độ, phước báu, trí huệ và công đức phục vụ nhân sinh cao dày.
Mặc dù đạo Phật được cho là cao vì chủ trương giúp đời, nhưng không nên hiểu lầm là những người có chức sắc trong đạo Phật, có danh gọi Đại đức, Thượng tọa, Hoà thượng... cao hơn những tướng lãnh và những thế lực chính trị, bởi vì người tu theo Phật chỉ có được cái tiếng là tu Phật đạo, thực chất họ chỉ là những phàm phu mới học đạo, vẫn còn chưa đắc được quả thần. Đa số mặc cà sa đi núp bóng Phật, và tự cho mình tu cao hơn các thần linh.

Thượng đế và các Thánh thần, nói chung là các vị Phật, các vị Bồ tát và các vị Đại thần linh ở trên cao, chưởng quản mọi cơ quan và xét xử điều hành mọi khía cạnh sinh hoạt của nhân loại một cách rất chặt chẽ đúng như câu nói: “lưới trời tuy thưa mà một mẻ lông không lọt”. Màn lưới của Thiên đình bủa rộng lên tất cả những quốc gia trên thế giới, từ những bộ tộc nhỏ cho đến những quốc gia siêu cường.

Các chánh phủ Mỹ xưa nay, tuy không giải thích được rõ ràng lắm về siêu hình nhưng vẫn tin tuyệt đối và thường cầu nguyện với Thượng Đế nhất là mỗi khi có chiến tranh. Gần đây trong trận chiến Iraq, báo chí có đăng tin Quốc hội và tổng thống đã để bụng đói để cầu nguyện cho những binh sĩ Mỹ đang bị 1 trận bão cát chận đường tiến quân vào Bagdhad và làm rơi một trực thăng (Tháng 3- 26, 2003); làm như vậy không phải vì các chánh phủ Mỹ mê tín dị đoan mà là vì họ biết rõ thắng bại ở chiến trường không do nơi sức mạnh của vũ khí hay con người, mà còn có ý trời. Lịch sử đã cho họ thấy có rất nhiều trận chiến trên thế giới bị thất bại chỉ vì một cơn bão tuyết hay một loại bịnh dịch. Vì vậy, Chánh phủ Mỹ đã chứng minh đức tin mạnh mẽ của họ qua lời tuyên thệ trên các tờ giấy bạc 1 đô la "Chúng tôi tin vàoThượng Đế" (In God we trust). Họ chỉ tin vào Thượng Đế chứ không tin vào những tu sĩ của Thiên Chúa giáo mà họ biết rất rõ chỉ là tập đoàn công cụ chính trị và xã hội của họ., cho nên lúc thì họ sử dụng ưu đãi những tu sĩ lúc thì mang tu sĩ phạm tội ra tòa để xét xử.

Các nhà xã hội học đều nhận xét rằng: “Các tôn giáo đều có dính líu với chính trị và phần lớn đều làm tay sai cho Chính trị”. Thử hỏi tại sao lại có chuyện như vậy? Lịch sử cho thấy tuy tôn giáo thờ Trời, thờ Phật nhưng lại bị thế lực chính trị hoặc là lợi dụng hoặc là đàn áp. Sau đây là vài thí dụ điển hình:

Chánh quyền Campuchea lúc đầu lợi dụng Bà La Môn giáo, sau tới Phật giáo Đại thừa và cuối cùng là Phật giáo Tiểu thừa để thống trị dân Khờ-Me. Trong quá khứ và hiện tại các sư tăng Campuchea đều ở dưới quyền của các nhà lãnh đạo chính trị. Bên Miến Điện, thời gian vừa qua không lâu, các tướng lãnh ra lịnh dẹp biểu tình, các sư sãi bị rượt đuổi, bị đánh và bị nhốt tù, giống hệt như hoàn cảnh các sư tăng bên Tây tạng hiện nay.

Bên Nhật Bản thì sư tăng lại là những công bộc của chính phủ:

“… chùa Phật là các trường học, bịnh viện, thí dược viện, cô nhi viện, dưỡng lão viện mà chư tăng là các nhân viên điều hành và tất cả chí phí đều do nhà vua tài trợ. Có lẽ sự trưởng thành của Phật giáo trong thời buổi đầu đã được nuôi dưỡng quá lãng phí và quá hời hợt. Vào thế kỷ thứ VIII nó trở thành gánh nặng cho quốc gia…" (Trích Mật tông Tinh Hoa Yếu Lược của cư sĩ Triệu Phước trang 70).

Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì tu sĩ chỉ có được cái danh xưng bề ngoài nhưng đạo hạnh, căn cốt, và tướng tinh lại thấp hơn những nhà quân sự và chính trị. Tuy là theo Phật đạo nhưng tu sĩ phật giáo lại không thoát được vòng danh lợi và cũng muốn xây dựng sự nghiệp bằng âm mưu đấu tranh, như vậy là đã rơi vào Thần đạo, không còn là Phật đạo nữa. Hiện nay các tôn giáo đang bị thế quyền trù dập hay lợi dụng như một quân cờ trên bàn cờ chính trị của họ, đủ chứng tỏ là thế quyền có thiên mệnh và cao tay hơn tôn giáo.

Cũng có những lúc trong lịch sử tôn giáo có mệnh cao hơn thế quyền, như vào thời Trung Cổ, vua chúa Âu Châu lên ngôi phải được Giáo Hoàng làm lễ đăng quang trao vương miện cho; Bên Tàu, có đạo sư Mật tông giữ chức vị Quốc sư cho ba triều vua đời nhà Đường; Tây Tạng có Đạt Lai Lạt Ma, vừa là tu sĩ vừa là quốc vương... Đó là những vị đạo cao đức trọng, có tướng tinh và căn mệnh cao hơn vua chúa đương thời nên mới đứng trên thế quyền. Nhưng những vị đó rất hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Học đạo là để phục vụ Thiên cơ. Người tu muốn đắc quả vị thì phải tùy theo căn cơ mà khiêm tốn học đạo từ thấp lên cao. Nếu căn cốt còn chưa phải là thần thì dù mặc áo cà sa màu vàng, màu đỏ... dù có tự tuyên xưng đạo hạnh cao siêu và dù có tiếm xưng là Phật đạo đi nữa thì hết 90% tu sĩ đều ở dưới quyền của cấp Thần.
Người tu theo thừa nào trong ngũ thừa mà không đắc quả thì sống chỉ làm công bộc, tay sai cho thế quyền, chết thì sẽ làm ma quỷ, âm binh cho các vị Thành hoàng thổ địa.

Đọc thêm

Kinh sách được đăng trên trang này là do vutruhuyenbi.com giữ bản quyền hoặc được sự ủy nhiệm hợp pháp của người giữ bản quyền.
Mọi bản sao, trích dẫn hay dịch thuật kính xin quí vị giữ nguyên bản, đề rõ nơi xuất xứ khi phổ biến vô vụ lợi

Bản quyền Copyright © 2008 www.vutruhuyenbi.com. Mọi vấn đề khác, xin liên hệ: matgiao@yahoo.com

DMCA.com Protection Status